Với những người mới, việc so sánh sàn Exness và XM là điều không thể tránh khỏi. Vậy hai sàn giao dịch này, sàn nào sẽ tốt hơn và đâu là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm này? Để giúp bạn dễ dàng quyết định, bài viết sau đây sẽ so sánh từng tiêu chí cụ thể.

So sánh sàn Exness và XM - Đâu là lựa chọn tốt nhất 2023?
So sánh sàn Exness và XM – Đâu là lựa chọn tốt nhất 2023?

So sánh sàn Exness và XM qua từng tiêu chí cụ thể

So sánh sàn Exness và XM sẽ dựa trên những tiêu chí sau đây: Tính năng, điều kiện, giấy phép hoạt động, dịch vụ hỗ trợ, các loại tài sản được giao dịch, cuối cùng là tính bảo mật và tin cậy.

Tính năng và điều kiện

Điểm chung trong tính năng của 2 sàn giao dịch này là:

Đều có máy chủ riêng ảo, chuyên gia cố vấn EA và có phần phân tích thị trường. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới.

Về điều kiện giao dịch, cả hai sàn đều chấp nhận khối lượng tối thiểu là 0.01.

Điểm khác biệt:

Sàn Exness cho phép sao chép giao dịch còn XM thì không. Bên cạnh đó, hai sàn cũng có quy định khác nhau về số tiền nạp tối thiểu, đòn bẩy tối đa, số lệnh tối đa được mở. Cụ thể:

Số tiền nạp tối thiểu tại Exness phụ thuộc vào hệ thống thanh toán còn bên XM là 5$. Đòn bẩy tối đa tại XM là 1:1000 còn bên Exness là không giới hạn. Số lệnh tối đa được mở ở XM lên đến 300 trong khi Exness chỉ 200.

Giấy phép hoạt động

Một trong những yếu tố khác cũng được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi bắt đầu với Forex đó chính là các loại giấy phép mà sàn giao dịch sở hữu. Về giấy phép hoạt động thì XM sẽ có ưu thế hơn hẳn Exness.

Sàn XM sở hữu các loại giấy phép: ASIC (Úc), FCA (Anh), FSC (Belize), CySEC (Síp), DFSA (Dubai).

Các loại giấy phép Exness sở hữu: CySEC (Síp), FSCA (Nam Phi), FSA (Seychelles).

Các loại tài sản giao dịch

Về các loại tài sản được hỗ trợ giao dịch, cả hai sàn Forex đều có chung những tính năng như: CFD, Kim loại, Tiền điện tử, Năng lượng, Chỉ số. Exness và XM không hỗ trợ ETF.

Exness được yêu thích hơn đối với các nhà giao dịch cặp tiền tệ, đây là nơi mà các nhà giao dịch được hơn 100 loại. Đồng thời sàn giao dịch điện tử này cũng lọt top 10 các nhà môi giới Forex trực tuyến đang tham gia nhất hiện nay.

Trong khi đó, XM có ít cặp tiền tệ hơn hẳn, chỉ ở mức 55. Nhưng bù lại, việc lựa chọn tài sản lại dẫn trước so với Exness khá nhiều khi bổ sung thêm hàng hóa và cổ phiếu.

Chênh lệch và Phí điển hình

Khi tham gia giao dịch tại sàn Exness và XM, nhà đầu tư sẽ không phải chi các khoản phí nạp, rút tiền, phí không hoạt động hay phí qua đêm. Về phí hoa hồng thì Exness thu từ 0$ tùy tài khoản còn XM chỉ áp dụng với tài khoản Zero. Một điểm khác biệt cần lưu ý là Exness không thu phí chuyển đổi tiền tệ nhưng XM sẽ thu đối với một số tài khoản.

So sánh sàn Exness và XM dựa trên chi phí điển hình
So sánh sàn Exness và XM dựa trên chi phí điển hình

Bảo mật và tin cậy

So sánh về yếu tố bảo mật và độ tin cậy thì cả hai sàn đầu tư đều duy trì một môi trường an toàn với hồ sơ theo dõi rõ ràng. Hiện tại, Exness đã đóng cửa các hoạt động bán lẻ ở Anh và EU, chỉ sử dụng chúng cho các dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ phải làm việc với các công ty con là Nymstar hoặc Vlerizo.

XM vẫn duy trì các đơn vị hợp tác dưới sự giám sát của FCA Vương Quốc Anh, CySEC, ASIC, IFSC Belize và DFSA. Tuy có nhiều quy định khác nhau nhưng cả Exness và XM đều chiếm được lòng tin của người dùng nhờ vào chính sách bảo mật cực kỳ tốt.

Dịch vụ hỗ trợ

Về dịch vụ hỗ trợ, cả hai sàn Exness và XM đều được đánh giá cao. Hai đơn vị đều có người Việt hỗ trợ, tuy nhiên ở XM sẽ chỉ hỗ trợ trong khung giờ làm việc còn Exness được giúp đỡ 24/7. Khi gặp vấn đề, mọi người có thể liên hệ thông qua live chat, email hay điện thoại. 

Đánh giá ưu và nhược điểm của Exness và XM

Ưu nhược điểm của Exness và XM
Ưu nhược điểm của Exness và XM

Exness

Gần đây, Exness đã giành được khá nhiều giải thưởng và danh hiệu. Đồng thời cũng tạo nên lịch sử khi trở thành sàn giao dịch đầu tiên vượt tổng khối lượng giao dịch hàng tháng là 1 nghìn tỷ USD và 2 nghìn tỷ USD. Đây là địa chỉ uy tín dành cho tất cả các nhà đầu tư từ mới đến chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, vì Exness không cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn nên người mới sẽ phải tốn một chút thời gian để tìm hiểu hơn. 

XM

XM là một địa chỉ uy tín với hơn 3 triệu nhà đầu tư ở 190 quốc gia khác nhau. Trong suốt thời gian hoạt động từ 2009 đến nay, XM đã nhận được rất nhiều giải thưởng, trở thành nơi giao dịch an toàn với chi phí thấp cùng hàng loạt tiện ích khác.

Nếu nói về nhược điểm của XM thì chỉ có một điều duy nhất khiến các nhà đầu tư băn khoăn đó chính là XM không niêm yết trên bất kỳ thị trường chứng khoán nào. Đồng thời, XM cũng không công bố báo cáo hàng năm trên website của mình. XM cũng không được liệt kê là PLC. Điều này không phải chuyện bất thường đối với một sàn giao dịch nhưng sẽ khiến một số người mới phân vân.

Tổng kết

Trên đây là so sánh sàn Exness và XM khách quan nhất, dựa vào những yếu tố kể trên có thể thấy rằng Sàn Exness đã chiếm phần hơn. Mong là các nhà đầu tư mới có thể dễ dàng đưa ra quyết định trước khi đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *